50 đường số 4, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TD
BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, QUAN TRĂC MÔI TRƯỜNG

QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

Tại khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: 

Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.

Hình thức quan trắc môi trường:

  • Quan trắc môi trường định kỳ
  • Quan trắc môi trường tự động liên tục

Tuỳ vào loại hình, quy mô, công suất của doanh nghiệp mà áp dụng các hình thức quan trắc môi trường khác nhau theo quy định của pháp luật.

1. Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ là gì ?

     Quan trắc môi trường là hoạt động theo dõi, giám sát chất lượng môi trường định kỳ thông qua các chỉ tiêu về tính chất vật lý và hóa học của thành phần mồi trường. Quá trình đo lường sẽ cung cấp các đánh giá cần thiết về những tác động và chuyển biến của môi trường ở từng khoảng thời gian khác nhau. Mục đích của việc thực hiện quan trắc môi trường nhằm phân tích môi trường đang bị ảnh hưởng ở mức độ nào và hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động như thế nào đến môi trường.

     Dựa trên Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận, phê duyệt mà các dự án, cơ sở đã đi vào hoạt động sản xuất, vận hành thương mại sẽ có từng chương trình quan trắc môi trường định kỳ khác nhau.

     Với tần suất quan trắc dao động từ 3 tháng đến 6 tháng một lần, Chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành quan trắc chất lượng môi trường tại dự án và so sánh với các quy chuẩn hiện hành về khí thải, nước thải, môi trường làm việc,…

     Báo cáo quan trắc môi trường là báo cáo tổng hợp tất cả kết quả quan trắc định kỳ của doanh nghiệp, trong đó ngoài việc báo cáo kết quả quan trắc các bạn còn phải mô tả khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của dự án, nguồn phát thải và biện pháp kiểm soát ô nhiễm.

2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì?

    Hiện nay, Báo cáo quan trắc môi trường được thay thế bằng Báo cáo công tác bảo vệ môi trường, chỉ thực hiện 1 lần/năm. Vậy Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có sự khác biệt thế nào so với Báo cáo quan trắc môi trường? Với chủ trương tiết giảm các loại báo cáo định kỳ về môi trường, Bộ TNMT đã ban hành Thông tư 25/2019/TT-BTNMT (Điều 37) với mục đích kết hợp tất cả các loại báo cáo đơn lẻ thành một báo cáo. Thay vì hằng năm chúng ta phải thực hiện Báo cáo quan trắc môi trường, Báo cáo kết quả quan trắc nước thải/ khí thải tự động liên tục, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại, Báo cáo tổng hợp chất thải rắn công nghiệp – chất thải sinh hoạt, thì hiện nay tất cả báo cáo này sẽ được tích hợp vào Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tại công ty TD

3. Khi nào phải lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

     Dựa trên Báo cáo ĐTM và Kế hoạch BVMT mà doanh nghiệp sẽ có từng giai đoạn quan trắc môi trường khác nhau. Có những dự án phải quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng (đối với dự án phải xây dựng), và có những dự án chỉ quan trắc trong giai đoạn vận hành (đối với dự án không có giai đoạn xây dựng). Tuy nhiên, dù ở giai đoạn này các bạn cũng sẽ bám sát theo “Chương trình giám sát” đã được phê duyệt để quan trắc đúng vị trí và thông số ô nhiễm yêu cầu.

     Các bạn cần phân biệt rõ giữa “Quan trắc môi trường” và “Báo cáo công tác bảo vệ môi trường”. Quan trắc môi trường là hình thức lấy mẫu, thử nghiệm và kiểm soát tình hình ô nhiễm của dự án có nằm trong giới hạn cho phép hay không. Do vậy, việc quan trắc môi trường này cần phải thực hiện định kỳ (3 tháng, 6 tháng). Sau đó dựa trên các kết quả này chúng ta sẽ tổng hợp vào Báo cáo công tác BVMT.

     Báo cáo công tác bảo vệ môi trường chỉ thực hiện 1 lần/năm và nộp vào tháng 1 của năm kế tiếp.

4. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi đến cơ quan nào?

Gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan được quy định tại khoản 5 Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường;

- Cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường;

- Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ);

- Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp).

     Câu hỏi tiếp theo mà các bạn rất quan tâm đó là không thuộc đối tượng phải quan trắc môi trường thì có cần phải lập Báo cáo công tác BVMT hay không? Câu trả lời là có. Vì Báo cáo công tác BVMT là báo cáo tích hợp các loại báo cáo định kỳ về môi trường nên các bạn vẫn phải báo cáo về tình hình sản xuất, hoạt động kinh doanh và tình hình phát sinh – quản lý chất thải.

5. Căn cứ quan trắc môi trường và lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

  • Luật Bảo vệ môi trường 2020
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP;  Nghị định 08/2022/NĐ-CP
  • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
  • Chương trình quan trắc môi trường đã được phê duyệt trong ĐTM/ Giấy phép môi trường.

6. Hồ sơ cần thiết phải có để lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

     Tuỳ thuộc vào nội dung báo cáo của bạn gồm những gì mà bạn sẽ chuẩn bị những hồ sơ khác nhau, bên dưới Chúng tôi liệt kê những hồ sơ tổng quan nhất mà một Báo cáo công tác BVMT cần phải có:

  • Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng: Hợp đồng thuê đất;
  • Quyết định phê duyệt ĐTM hoặc Đề án BVMT, Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch BVMT;
  • Kết quả quan trắc môi trường;
  • Hợp đồng thu gom xử lý nước thải (nếu dự án nằm trong KCN), các hợp đồng về thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại;
  • Biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng;
  • Chứng từ thu gom xử lý chất thải nguy hại;
  • Giấy phép xả thải/ Giấy phép khai thác nước (nếu có);
  • Kết quả quan trắc môi trường khí thải/ nước thải tự động, liên tục.

7. Quy trình thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

     Đối với việc quan trắc chất lượng môi trường, doanh nghiệp cần lựa chọn những trung tâm phân tích môi trường đã được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động (Vimcerts, Vilas) hoặc các công ty tư vấn môi trường có hợp đồng hợp tác với trung tâm phân tích. Quy trình thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:

  • Quan trắc môi trường định kỳ hàng quý theo quy định;
  • Thu thập giấy tờ, thông tin số liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 1 năm;
  • Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường, lập bảng và đối chiếu với các quy chuẩn hiện hành;
  • Đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải;
  • Tổng hợp, kiểm tra các biên bản bàn giao chất thải, chứng từ chất thải nguy hại;
  • Tổng hợp thông tin, lập báo cáo và trình nộp cơ quan chuyên ngành.

8. Thời gian lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường?

7 – 10 ngày làm việc.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu doanh nghiệp đang gặp bất kì vấn đề gì về hồ sơ môi trường, xử lý khi thải, nước thải để được tư vấn miễn phí tốt nhất với thời gian nhanh nhất: 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TD

VP: 42/36C6 Ung Văn Khiêm, Khu Phố 4, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0907963279 

Email: e.moitruongtd@gmail.com

Website: tdmoitruong.com

2024 Copyright © CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TD Web Design by Nina.vn
Đang online: 2   |   Tổng truy cập: 95829
Hotline tư vấn miễn phí: 0907963279
Hotline: 0907963279
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0907963279 SMS: 0907963279

BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, QUAN TRĂC MÔI TRƯỜNG