50 đường số 4, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TD
DỊCH VỤ BẢO TRÌ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP Ở HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Vận hành hệ thống xử lý nước thải không đơn giản và được chia ra làm nhiều giai đoạn. Để đảm bảo việc vận hành đạt được hiệu quả thì đòi hỏi cán bộ kỹ thuật vận hành phải nắm rõ quy trình hoạt động của hệ thống. Nên có kế hoạch vận hành, bảo trì, kiểm tra hệ thống, thiết bị, máy móc, hệ vi sinh, các bể xử lý, hệ thống lọc, khử trùng… Vì vậy việc vận hành hệ thống xử lý nước thải yêu cầu cán bộ vận hành phải có chuyên môn, kinh nghiệm về xử lý nước thải.

Do liên quan đến nhiều yếu tố nên trong quá trình vận hành không ít lần cán bộ kỹ thuật gặp phải tình trạng hệ thống xử lý nước thải gặp một số sự cố. Sau đây, mời các bạn cùng Công ty Môi trường TD tìm hiểu về một số nguyên nhân và cách khắc phục  sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải:

1. Sự cố về vi sinh thường gặp trong xử lý nước thải

Hiện Tượng

Nguyên Nhân

Cách khắc phục

1. Phát sinh mùi khó chịu trong bể điều hòa

– Do thiếu Oxy trong bể điều hòa
– Hệ thống xử lý mùi không hoạt động hoặc thời gian hoạt động ít

– Tăng cường sục khí bể điều hòa

– Tăng cường thời gian hoạt động hệ thống xử lý mùi

2. Lượng oxy thấp & có mùi thối trong nước thải

– Lượng Oxy cung cấp ít

– Tăng sục khí, mở rộng val điều chỉnh khí tại bể
– Giảm lưu lượng nước thải vào bể (tắt bơm hoặc điều chỉnh nhỏ lưu lượng)

3. Lượng Oxy thấp mặc dù công suât sục khí tối đa

– MLSS (Mật độ vi sinh) trong bể quá cao

– Tăng thời gian xả bùn dư về bể chứa bùn

4. Có bọt trắng trên bề mặt sục khí

– Tải lượng hữu cơ quá cao (COD,BOD)
– MLSS (Mật độ vi sinh) thấp
– Nhiễm độc( kim loại và biocied), thiếu dinh dưỡng

– Giảm lượng nước thải vào bể
– Tăng thời gian tuần hoàn bùn từ bể lắng về bể sinh học
– Tắt máy thổi khí trong 30-60′, bơm nước sạch vào bể để rửa và khử độc tố. Sau đó hoạt động lại bình thường

5. Có bọt nâu sậm trên bề mặt bể sục khí

-Mật độ vi sinh cao

– Tăng lưu lượng nước thải vào bể

6. Lớp bọt dày màu nâu sậm trên bể sục khí
7. Bọt vàng nâu sậm có mỡ

– Bể sục khí ở chế độ non tải, do không cung cấp đủ nước thải
– Bể sục khí thiếu tải trầm trọng
– Hệ vi sinh vật dạng sợi phát triển mạnh

– Tăng lưu lượng nước thải vào bể hoặc tăng thời gian xả bùn dư về bể chứa bùn
– Tăng lưu lượng nước thải vào bể
– Tắt máy thổi khí 30′, phun dung dịch javel khử trungd 5-10% lên bề mặt trong thời gian 5′ để tiêu diệt vi sinh dạng sợi, sau đó hoạt động lại bình thường.

8. Có lớp bọt mỏng màu vàng nhạt

– Dấu hiệu hệ thống đang làm việc ổn định

– Duy trì quá trình và vận hành ổn định

9. Bùn tạo búi trong khoan lắng (tạo khối và loang nhanh)

– Khí lẫn trong các búi hay xảy ra hiện tượng khử nitrate hóa khi thời gian lưu bùn cao hoặc hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao.
– Nước thải vào có chất khó phân hủy sinh học hoặc ức chế vi sinh

– Tăng thời gian hoạt động của bơm bùn tuần hoàn
– Tăng sục khí bể điều hòa, giảm lưu lượng nước thải vào bể.
– Điều chỉnh đóng nhỏ lại van cấp khí, giảm lưu lượng khí cấp vào bể

10. Những đám bùn loang trên bề mặt bể khi lắng, lắng rất chậm trong khi nước chảy tràn tương đối trong. Quan sát kính hiển vi thấy vi khuẩn dạng sợi.

– Thiếu chất dinh dưỡng trong nước thải
– Lượng Oxy hòa tan thấy là nguyên nhân khuẩn sợi tăng trưởng
– Độ pH dao động, Ph thấp hơn 6.5

– Hiện tượng xảy ra kéo dài nên bổ sung mật rỉ đường vào bể vi sinh
– Giảm lưu lượng nước thải vào một thời gian và tăng lượng khí cấp vào
– Nâng pH cho nước thải, bằng dung dịch NaOH 5% vào bể điều hòa, kiểm tra pH nằm trong khoảng 6.8-7.2 là tối ưu cho vi sinh phát triển

11. Cùng hiện tượng mục 10 và qua kính hiển vi thấy nhiều vi sinh dạng sợi.

– Thiếu chất dinh dưỡng trong nước thải một thời gian dài
– Oxy hòa tan thấp trong thời gian dài
– pH thấp hơn 6.5 mà không phát hiện trong thời gian dài

– Hiện tượng xảy ra kéo dài nên bổ sung mật rỉ đường vào bể vi sinh
– Giảm lưu lượng nước thải vào một thời gian và tăng lượng khí cấp vào
– Nâng pH cho nước thải, bằng dung dịch NaOH 5% vào bể điều hòa, kiểm tra pH nằm trong khoảng 6.8-7.2 là tối ưu cho vi sinh phát triển
– Tắt máy thổi khí 30′, phun dung dịch khử trùng javel 5-10% lên bề mặt trong thời gian 5′ để tiêu diệt vi sinh dạng sợi, sau đó hoạt động bình thường.

12. Nước ra khỏi khoan lắng đục, khó lắng

– Quá tải bể sục khí (F/M cao), hàm lượng chất hữu cơ trong cao mà hàm lượng vi sinh vật thấp không thể xử lý hết.

– Giảm lưu lượng nước thải vào hoặc tăng thời gian bơm bùn tuần hoàn
– Nếu bùn vi sinh tạo bông tốt, giảm tải nhưng vẫn vận hành bình thường
– Trong trường hợp vi sinh không tạo bông, tắt máy thổi khí từ 30-60′. Sau đó tăng tải hệ thống hoặc bơm nước sạch vào để rửa độc tố. Sau đó thì giảm tải sục khí bình thường để vi sinh vật phát triển.

13. Nước đầu ra có nhiều cặn lơ lửng, hàm lượng vi sinh trong bể giảm dần (SV30 giảm), bùn khó lắng

– Bể xử lý thiếu tải trầm trọng, hàm lượng chất hữu cơ không đủ cho vi sinh vật phát triển, phân hủy nội bào vi sinh tăng làm giảm sinh khối trong bể.

– Giảm sục khí vào bể
– Tăng lưu lượng nạp nước thải vào bể, bổ sung nguồn thức ăn cho vi sinh (bổ sung 1-2lit mật rỉ đường vào bể vi sinh/ngày)

2. Sự cố thường gặp về điện trong hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống điện được thiết kế lắp đặt với bộ nguồn 03 phase 380V để điều khiển toàn bộ qui trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy, việc duy trì ổn định và an toàn cho hệ thống là rất cần thiết, đòi hỏi trong mỗi ca trực phải có ít nhất 01 công nhân tay nghề cao, đã được tập huấn về chương trình an toàn điện có chứng chỉ an toàn điện và an toàn lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Hạng mục

Sự cố

Nguyên nhân

Hướng khắc phục

Tủ      điều khiển

Rơ le nhiệt, CB, khởi dộng từ hỏng

Do quá tải, quá nhiệt, ngắn mạch ở các thiết bị dẫn đến dòng cao đột ngột gây hỏng rơ le nhiệt.

Thay thiết bị mới.

Do sự không ổn định của điện áp cấp cho tủ điều khiển.

Kiểm tra và khắc phục.

Cầu chì, rơ le trung gian, đèn  tín hiệu bị hỏng

Do sự không ổn định của điện áp cấp cho tủ điều khiển.

Thay mới.

Tủ không tự động ngắt khi sụt áp, mất pha hay đảo pha

Thiết bị bảo vệ sụt áp, đảo pha đã bị hỏng.

Kiểm tra và thay mới.


BẢO TRÌ SAU KHI HÊ THỐNG CHẠY ỔN ĐỊNH VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI ĐẠT CHUẨN XẢ THẢI.

Tiểu tu thường xuyên Công việc thực hiện

  • Đối với tủ điện điều khiển: kiểm tra, đo đạc các thông số dòng điện, điện áp, độ cách điện và độ ồn của tất cả các thiết bị để so sánh với các chi tiêu ghi trên nhãn máy để phát hiện kịp thời các nguyên ngân có thể dẫn đến hư hỏng máy móc, thiết bị.
  • Đối với máy thổi khí, motor giảm tốc, bơm định lượng, các thiết bị đặt cạn: vệ sinh sạch sẽ từng thiết bị để tránh quá trình không giải nhiệt và tản nhiệt được tốt nhất, kiểm tra dây curoa máy thổi khí.
  • Đối với bơm chìm, thiết bị ngập trong nước: kéo từng thiết bị lên kiểm tra về tình trạng hoạt động như cánh quạt, buồng bơm
  • Đối với hệ thống bể sinh học: Kiểm tra Ph, DO, F/M, MLSS, SV30 trong bể MBBR để kịp thời khắc phục các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi sinh.

Tần xuất thực hiện: Tần xuất: 1 tháng / 2 lần

Trung tu 

Công việc thực hiện

  • Các thiết bị, máy móc đang ở trạng thái hoạt động bình thường, ổn định vẫn tiến hành kiểm tra, thay thế định kỳ các thiết bị, chi tiết có thể bị ăn mòn hoặc hư hỏng như phốt bơm, phốt chặn bơm, phốt chặn dầu, dây curoa nếu có hư hỏng.
  • Tiến hành kiểm tra hoặc bổ sung chất dinh dưỡng, chất nền hoặc men vi sinh cho hệ thống sinh học để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, không bị gián đoạn nếu hiện vi sinh bị yếu, nguy cơ chết.

2024 Copyright © CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TD Web Design by Nina.vn
Đang online: 2   |   Tổng truy cập: 95817
Hotline tư vấn miễn phí: 0907963279
Hotline: 0907963279
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0907963279 SMS: 0907963279

DỊCH VỤ BẢO TRÌ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI