50 đường số 4, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TD
VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH XỬ LÝ TRONG HỆ THỐNG NƯỚC THẢI

Một số lưu ý khi thực hiện công việc vận hành hệ thống xử lý nước thải:

Giai đoạn chuẩn bị:

     Trước khi tiến hành vận hành hê thống xử lý sinh học hiếu khí, cần chuẩn bị các thao tác: kiểm tra các máy móc thiết bị ( như máy thổi khí, bơm nước thải, bơm định lượng,…) có còn hoạt động tốt hay không? ước lượng chất lượng nước thải đầu vào nằm trong khoảng nào? hệ thống đường ống, đường điện cho các thiết bị, chuẩn bị chế phẩm vi sinh dùng để kích hoạt hệ thống xử lý nước thải.

1. Kiểm soát quá trình xử lý

     Hệ thống có thể chấp nhận một số thay đổi ở một mức độ nào đó mà không có tác động có hại đến hệ thống, nhưng nó không thể chịu được chuỗi sốc một cách liên tục. Trong quá trình vận hành, nhiều yếu tố có thể thay đổi mà người vận hành không thể lường trước hoặc thậm chí không điều khiển được nhưng ngay sau khi phát hiện ra sự thay đổi bất thường đó người vận hành có thể bù lại bằng cách điều chỉnh các thông số vận hành.

2. Kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào.

     Định kỳ lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu thông thường của nước thải đầu vào như: pH, TSS, BOD, COD, tổng Nitơ, tổng Phốtpho. Khi lưu lượng và chất lượng nước thải tiếp nhận thay đổi, thì môi trường các bể xử lý phía sau thay đổi theo. Nên nếu lưu lượng vào hoặc nồng độ chất ô nhiễm trong dòng vào tăng đáng kể (quá 10%), cần phải điều chỉnh các thông số vận hành và kiểm soát lại việc xả thải.

3. Kiểm soát quá trình sinh học

     - pH: Giá trị pH của nước thải ảnh hưởng đến quá trình hóa sinh của vi sinh vật, quá trình tạo bùn và lắng. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí hoạt động tốt với giá trị pH trong khoảng 7,0 – 7,5. Trong bể xử lý sinh học, do có các hoạt động phân hủy của các vi sinh vật và quá trình giải phóng CO2 nên pH của các bể luôn thay đổi. Giá trị pH thay đổi theo chiều hướng tăng là do quá trình nitrat hóa diễn ra làm tăng độ kiềm trong nước thải. Ngược lại giá trị pH giảm do quá trình phản nitrat hóa làm giảm độ kiềm trong nước thải. Cần theo dõi kiểm tra bổ sung hóa chất phù hợp để giữ pH ở mức tối ưu cho quá trình xử lý sinh học.

     - Tải trọng hữu cơ - BOD, COD: Tải trọng hữu cơ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Do đó cần có sự kiểm soát BOD, COD phù hợp với thiết kế ban đầu để giữ cho tải trọng bể ổn định và đạt hiệu suất tối ưu. Sự quá tải dẫn đến:

  • Giảm hiệu suất quá trình;
  • Tăng hàm lượng BOD, COD của nước sau khi xử lý.

     - Nồng độ oxy hòa tan - DO: Nồng độ oxy hòa tan tối ưu là từ 1,5 – 4,0 mg/l. Nhu cầu oxy tùy thuộc vào tải trọng hữu cơ (BOD, COD) và nồng độ bùn (MLSS) trong bể hiếu khí.

     - Kiểm soát bùn: Đối với bể sinh học hiếu khí, cần phải theo dõi chặt chẽ sự hình thành bùn trong bể. Tính quan trọng của bùn là khả năng tạo bông. Bùn trong bể sinh học hiếu khí thường có tuổi lớn. Hoạt tính của bùn giảm theo tuổi của bùn.

     - Tỷ số F/M: F/M là tỷ số lượng thức ăn (BOD) cung cấp mỗi ngày cho khối lượng vi sinh vật trong bể sinh học hiếu khí. Tỷ số F/M được sử dụng để kiểm soát lượng MLSS trong bể sinh học hiếu khí và có giá trị dao động từ 0,1 - 0,3 kgBOD/kgMLSS.ngày

     - Chỉ số MLSS: MLSS là hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong bùn lỏng. MLSS phụ thuộc vào lưu lượng tuần hoàn của bùn hoạt tính.

  • Lớp bọt trắng nổi trong bể Aerotank là nét đặc trưng của hệ sinh học. Những bọt này thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn khởi động và xuất hiện rất ít khi bể hoạt động ổn định.
  • Sự thay đổi màu và số lượng bọt cho biết tình trạng của bể trong khi vận hành quá trình.

 Số lượng bọt trắng nhiều:

  • Trong giai đoạn khởi động, bùn non đang trong giai đoạn thích nghi.
  • Sự tăng chất tẩy rửa trong nước thải.
  • Quá tải bùn.
  • Có chất ức chế và độc chất.
  • pH cao hoặc quá thấp.
  • Thiếu oxy.
  • Thiếu dinh dưỡng.
  • Điều kiện nhiệt độ thất thường.

4. Kiểm soát quá trình sau xử lý

Định kỳ lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu trong nước thải sau xử lý như: pH, TSS, BOD, COD, độ đục,…

  • pH: pH của nước sau xử lý khoảng 6,5 - 8,5.
  • BOD: BOD là đại lượng đặc trưng cho hiệu suất xử lý của quá trình. Sự tăng BOD của nước sau khi xử lý có thể do những nguyên nhân sau: Quá tải; Thiếu oxy; pH không ổn định; Thiếu dinh dưỡng; Trúng độc.
  • COD: COD đặc trưng cho lượng hữu cơ còn lại trong nước sau xử lý, COD bao gồm cả thành phần có thể phân hủy sinh học và không thể phân hủy sinh học. Việc phân tích COD có thể được sử dụng cho việc kiểm soát quá trình. Sự tăng COD của nước sau xử lý có thể do những nguyên nhân tương tự đối với sự tăng BOD. Tuy vậy, COD cũng có thể thay đổi nếu tính chất nước thải không ổn định (có chứa nhiều chất không phân hủy sinh học). Trong trường hợp đó, BOD tương ứng không thay đổi.
  • Chất rắn lơ lửng - SS: Chất rắn lơ lửng cho phép chúng ta đánh giá tính chất của bùn. Sự gia tăng chất rắn lơ lửng có thể do những nguyên nhân sau: Sự trương bùn; Bùn tăng trưởng quá mạnh; Bùn chết (sau khi trúng độc); Lượng bùn dư quá nhiều.

5. Tiêu chí xác định công trình xử lý nước thải tốt

Một hệ thống xử lý nước thải tốt sẽ loại bỏ được các yếu tố ô nhiễm sau đây:

  • Nhu cầu oxy sinh học (BOD): Lượng oxy cần thiết để diễn ra quá trình oxy hóa chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật. Trong đó, BOD là chỉ tiêu được dùng để đo lường mức độ ô nhiễm hữu cơ trong môi trường và nước thải.
  • Nhu cầu oxy hóa học (COD): Lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất có trong nước thải bao gồm hữu cơ và vô cơ. Trong đó, COD là chỉ tiêu được dùng để đo lường mức độ ô nhiễm vô cơ và hữu cơ của nước thải.
  • Nito và photpho (TN và TP): Đây là hai thành phần gây hiện tượng phú dưỡng đất đai, nguồn nước, tạo điều kiện cho các loại tảo phát triển, ảnh hưởng đến mùa màng và sức khỏe con người, động vật.
  • Coliform: Các vi sinh vật gây bệnh.
  • Chất rắn lơ lửng (TSS): Lượng chất rắn không tan và khó lắng trong nước thải.
  • Độ màu.

     Hệ thống xử lý nước thải hiện nay không còn là vấn đề khó khăn khi lắp đặt và vận hành. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị thi công cung cấp hệ thống xử lý nước thải với cam kết lắp đặt, đào tạo và hướng dẫn vận hành từ A đến Z. Đem đến giải pháp xử lý nước thải tối ưu nhất trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

     Trong các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải thì không thể không nhắc đến Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Kỹ thuật Môi trường TD. Với số lượng lớn công trình xử lý nước thải đã có mặt tại khắp các tỉnh, thành trên đất nước, Môi trường TD luôn tự hào có thể đem đến những giải pháp cải thiện môi trường sống hữu hiệu nhất.

  • Sở hữu đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, luôn nỗ lực sáng tạo không ngừng cho các giải pháp xử lý nước thải.
  • Luôn đặt lợi ích khách hàng và sức khỏe của con người làm phương châm hoạt động.
  • Đến với Môi trường TD ngay hôm nay để được tư vấn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho doanh nghiệp bài bản, tối ưu nhất.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TD

VP: 42/36C6 Ung Văn Khiêm, Khu Phố 4, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0922244399 

Email: e.moitruongtd@gmail.com

Website: tdmoitruong.com

2024 Copyright © CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TD Web Design by Nina.vn
Đang online: 1   |   Tổng truy cập: 95760
Hotline tư vấn miễn phí: 0907963279
Hotline: 0907963279
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0907963279 SMS: 0907963279

VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI